Phòng sạch là một căn phòng vô cùng quan trọng trong các nhà máy sản xuất, cơ sở y tế, thí nghiệm,… Chính vì vậy, các yếu tố trong phòng sạch như độ ẩm, áp suất, nhiệt độ, độ sạch và nhiễm chéo luôn phải được kiểm soát một cách tiêu chuẩn nhất. Và để kiểm soát được các yếu tố này, các quy định khi sử dụng phòng sạch đã được áp dụng, hãy cùng tìm hiểu về thông tin này nhé!
Vật dụng không mang vào phòng sạch
Khi vào phòng sạch, mọi vật dụng cá nhân cần phải để ở bên ngoài để tránh nhiễm bụi, vi khuẩn, nấm mốc, chất bẩn khác,… Những yếu tố này khi mang vào trong phòng sạch sẽ khiến các tiêu chuẩn phòng sạch bị ảnh hưởng, từ đó gây nguy hại đến chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm y dược và linh kiện điện tử.
Một số vật dụng không được mang vào phòng sạch như sau:
- Trang sức cá nhân: đồng hồ, nhẫn, vòng tay, khuyên tai.
- Đồ dùng cá nhân: Chìa khóa, bật lửa, thuốc lá, áo khoác, dày dép,…
- Thực phẩm và thức uống
Tất cả đồ đạc cá nhân đều phải để lại ở bên ngoài phòng sạch, trong các tủ đồ cá nhân để đảm bảo độ “sạch” nhất có thể. Đối với các vật dùng bắt buộc phải mang theo vào phòng sạch, sẽ có các bộ phận kiểm duyệt, phê chuẩn và làm các thủ tục làm sạch trước khi được mang vào.
Trang phục khi đi vào phòng sạch
Vậy nếu không được mang vật dụng cá nhân vào phòng sạch, thì người làm việc sẽ có được mặc quần áo cá nhân không? Câu trả lời là không, trước khi bước vào phòng sạch, nhân viên sẽ phải thay các trang phục phòng sạch chuyên dụng. Các trang phục phòng sạch bao gồm:
- Mũ bảo hộ: Mũ bảo hộ giúp cho tóc được chùm gọn gàng và tránh tình trạng rơi các sợi tóc, hạt bụi trên tóc ra phòng sạch. Ngoài ra, tóc cũng là nơi tích điện tốt nên cần bọc trong mũ bảo hộ.
- Quần áo phòng sạch: Bộ đồ chuyên dụng, dùng để mặc khi nhân viên bước vào phòng sạch, bộ đồ này có thể chống tĩnh điện hoặc không. Thông thường để đảm bảo tiêu chuẩn phòng sạch tốt nhất, thì bộ quần áo liền sẽ là lựa chọn tối ưu.
- Khẩu trang phòng sạch: Đeo khẩu trang không chỉ giúp ngăn ngừa vi khuẩn mà còn giúp ngăn hơi ẩm từ con người ra môi trường xung quanh. Ngoài ra một số phòng thí nghiệm thì khẩu trang cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ gây hại lên con người.
- Găng tay phòng sạch: Khi thao tác và chạm vào các vật chất, sản phẩm trong phòng sạch, sẽ cần có lớp phủ găng tay để tránh gây hỏng hóc, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Găng tay trong phòng sạch thường sử dụng găng tay Nitrile, một trong những dòng găng tay chất lượng và thoải mái để đeo khi làm việc.
- Giày dép phòng sạch: Giầy dép cũng cần đi theo bộ phòng sạch tiêu chuẩn để tránh lây lan những hạt bụi dính dưới đế giày, ngoài ra còn có chống tĩnh điện để khi di chuyển không gây ra điện tích.
Những quy định khác khi sử dụng phòng sạch
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm như nước hoa, son môi, phấn mắt, các chất tạo mùi.
- Không sử dụng giấy hoặc khăn vải thông thường, cần phải sử dụng các loại khăn lau phòng sạch chuyên dụng.
- Khi cần ghi chép trong phòng sạch, cần sử dụng bút và giấy chuyên dùng trong phòng sạch.
- Các loại công cụ, thùng chứa, đồ đạc sử dụng trong phòng sạch cần được làm sạch ở mức độ giống bề mặt phòng sạch.
- Nhân viên bị các bệnh về thể chất, hô hấp hoặc dạ dày hạn chế không vào phòng sạch.
- Không chuyển động nhanh hoặc chạy trong phòng sạch.
- Không dựa và ngồi vào các thiết bị, bề mặt làm việc.
Lợi ích khi tuân thủ các quy định trong phòng sạch
Khi tuân thủ đúng các quy định trong phòng sạch, sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Tăng tuổi thọ của các thiết bị, công cụ trong phòng sạch.
- Chất lượng của sản phẩm sẽ được đảm bảo.
- Giảm thời gian và chi phí vận hành.
- Hạn chế chi phí bảo dưỡng các thiết bị lọc bụi.
- Kiểm soát tối đa bụi ở nồng độ yêu cầu.
- Dễ lắp đặt và cân chỉnh thiết bị
Đối với các quy định khi sử dụng phòng sạch, nhân viên càng tuân thủ và thực hiện đúng thì sẽ càng giúp cho những lợi ích trở nên rõ rệt hơn, mang lại giá trị lâu dài cho công ty và doanh nghiệp, khách hàng.