Phòng sạch mặc dù có các quy định nghiêm ngặt về kiểm soát các yếu tố môi trường như hạt bụi, không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… tuy nhiên vẫn là một không gian làm việc vì vậy cần đầy đủ các loại nội thất và được sắp xếp phù hợp để tạo điều kiện năng suất cao nhất.
Các loại nội thất thất phòng sạch thường được sử dụng
Thông thường, nội thất phòng sạch bao gồm các loại sau:
- Ghế phòng sạch: Được đáp ứng tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng như ngăn ngừa tĩnh điện, giảm thiểu gây bụi đến mức thấp nhất, khó ăn mòn, thoải mái khi ngồi sử dụng thời gian lâu dài.
- Bàn phòng sạch: Có thiết kế thép không gỉ là nguyên liệu phổ biến cho bàn trong phòng sạch để giúp giữ gìn độ sạch, chống tĩnh điện, ứng dụng tốt trong môi trường vô trùng. Các cạnh bàn cũng không sắc nhọn để tránh gây nguy hiểm cho con người hoặc xuyên thủng các vật liệu dễ rách.
- Giá để đồ: Giá đỡ thường được dùng trong phòng thay đồ (Gowning Room) để hỗ trợ treo các loại quần áo, thiết bị bảo hộ khi vào phòng sạch. Giá thường có cung cấp thêm các ngăn để thêm một số trang thiết bị như găng tay, mũ, khẩu trang, giày,…
Ngoài các loại nội thất phổ biến trên, thì phòng sạch tùy theo mục đích sử dụng sẽ có một số loại bàn chuyên dụng, được lắp đặt khác biệt để phục vụ công việc như tủ, thùng đựng, bồn rửa, giá treo,…
Xác định rõ mục đích sử dụng nội thất trong phòng sạch
Trước khi lắp đặt nội thất dành cho phòng sạch, bạn cần phải trả lời các câu hỏi để xác định rõ mục đích sử dụng là gì:
- Nội thất phải tiếp xúc với hóa chất và các vật liệu như thế nào: Tùy theo các vật chất mà nội thất như bàn làm việc có thể phải có thêm các tính năng chống ăn mòn, chịu nhiệu, chịu lửa, chống bám dính tốt.
- Quy trình làm việc của phòng sạch như thế nào: Khi trả lời xong câu hỏi này, bạn sẽ xác định được việc đặt vị trí nội thất sao cho phù hợp với quy trình, rút ngắn thời gian di chuyển và để dây chuyền trở nên liên tục. Nếu quy trình làm việc của phòng sạch là linh hoạt, thay đổi thường xuyên thì cũng cần xét đến tính di động của các loại nội thất trong phòng sạch, ví dụ ưu tiên các loại bàn tủ có bánh xe, điều chỉnh được chiều cao.
- Số lượng nhân viên làm việc cùng lúc: Xác định được số lượng nhân viên trong phòng sạch cùng một lúc giúp đếm được số ghế tối đa trong phòng sạch, tránh lãng phí tài nguyên, gây chật chội không gian. Ngoài ra cũng xác định nhu cầu của nhân viên phòng sạch, nếu ngồi trong thời gian ngắn thì có thể dùng các loại ghế đẩu chuyên dụng, còn thời gian lâu dài thì cần loại ghế thoải mái hơn.
- Không gian lưu trữ chiếm diện tích như thế nào: Trong các phòng sạch thí nghiệm, sản xuất, thì vẫn cần có không gian để lưu giữ các mẫu vật, nguyên liệu và thường được giữ trong các tủ, thùng chuyên dụng. Tùy theo số lượng lưu trữ mà cần lắp đặt số lượng tủ và giá đỡ tương ứng.
Đọc thêm: Thiết bị lọc FFU phòng sạch.
Lưu ý khi chọn các loại nội thất phòng sạch
Các yếu tố cần chú ý khi chọn các loại nội thất phòng sạch
Thông số kỹ thuật:
Thông thường nguyên liệu chủ yếu cho nội thất phòng sạch là thép không gỉ, vật liệu không xốp, có bề mặt bằng phẳng, chống ăn mòn, dễ vệ sinh với các hóa chất tẩy rửa. Mỗi loại nội thất đề được nhà sản xuất áp dụng tiêu chuẩn sử dụng cho cấp độ phòng sạch phù hợp hoặc thấp hơn, vì vậy cần chú ý khi lựa chọn.
Cách vệ sinh đồ nội thất:
Yếu tố tiếp theo là cách thức vệ sinh, phương thức vệ sinh có dễ dàng hay không. Liệu các chất khử trùng và hóa học nào có thể sử dụng được, loại nào dùng sẽ gây hư hại cho nội thất.
Tuổi thọ và độ bền:
Độ bền của sản phẩm nội thất trong môi trường phòng sạch tiêu chuẩn là bao lâu, nếu bị ăn mòn hoặc gỉ rét có thể bảo dưỡng mà vẫn giữ tiêu chuẩn độ sạch được không? Biết được tuổi thọ của thiết bị cũng giúp bạn đưa ra quyết định mua hợp lý và lên kế hoạch thay thế trong tương lai.